Bấm huyệt hay massage ở chỗ nào để tránh nghẹt mũi.

Ngày đăng 18/03/2020 11:06

Nghẹt mũi là triệu chứng hay mắc phải khi bị các bệnh về hô hấp trên. Tình trạng hai lỗ mũi bị dịch nhầy bịt kín dẫn đến cản trở hô hấp, khó thở… có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra với trẻ em hơn cả.

Bấm huyệt hay massage ở chỗ nào để tránh nghẹt mũi.

bam-huyet-hay-massage-o-cho-nao-de-tranh-nghet-mui

Để điều trị dứt điểm, các bạn nên đưa trẻ tới các trung tâm y tế, các phòng mạch chuyên khoa để chẩn trị kịp thời. Song song với đó, chúng ta có thể tham khảo các phương pháp dân gian, theo Đông y để hỗ trợ điều trị trong trường hợp bệnh nhẹ. 

Theo các chuyên gia, bấm huyệt đúng cách sẽ trị nghẹt mũi hiệu quả mà vẫn an toàn, có thể áp dụng cho mọi độ tuổi kể cả trẻ nhỏ.

Một số cách bấm huyệt chữa nghẹt mũi

1. Day huyệt Ấn đường

bam-huyet-hay-massage-o-cho-nao-de-tranh-nghet-mui-1

Theo Đông y, huyệt Ấn đường nằm trong hệ thống kỳ huyệt, không nằm trên 12 đường kinh chính. Tác dụng trị liệu:Thư giãn thần trí, sử dụng trong điều trị mất ngủ, căng thẳng, mỏi mệt kéo dài; Trị đau đầu vùng trước trán; Trị các triệu chứng liên quan đến xoang như: viêm xoang, nghẹt mũi; Là huyệt thường được sử dụng để tăng cường năng lượng vùng đầu trong quá trình luyện tập khí công.

Vị trí: Huyệt Ấn đường nằm chính giữa giao điểm đường nối 2 đầu lông mày và đường thẳng giữa sống mũi.
Khi day bóp huyệt Ấn đường có thể giải trừ phong nhiệt giúp hết dịch mũi, làm thông thoáng mũi, trị nghẹt mũi hiệu quả.

bam-huyet-hay-massage-o-cho-nao-de-tranh-nghet-mui-2

Thực hiện: Dùng ngón trỏ và ngón giữa vuốt thẳng từ huyệt theo hai đầu trong của cung lông mày. Cách khác: có thể day ấn huyệt, hoặc gõ nhẹ vào huyệt bằng ngón giữa trong vòng 1 - 3 phút.

2. Day huyệt Nghinh hương

Theo Đông y, Nghinh hương là huyệt thứ 20 của kinh Đại trường. Huyệt được day ấn trong trường hợp người bệnh bị mất cảm giác về mùi, các bệnh liên quan đến hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, dị ứng gây chảy nước mũi hoặc chảy dịch xoang…

bam-huyet-hay-massage-o-cho-nao-de-tranh-nghet-mui-3

Vị trí: Huyệt nằm tại điểm lõm cạnh cánh mũi, đối xứng 2 bên mũi.

Thực hiện: Chúng ta có thể dùng đầu ngón tay tự day ấn, hơ ngải cứu, châm kim, bấm huyệt, dán salonpas…tùy theo trình độ mà thực hiện.

3. Ấn huyệt Hợp cốc

Cũng theo Đông y, Huyệt Hợp cốc là huyệt thứ 4 của đường kinh Đại trường. Huyệt Đại cốc rất nhạy cảm khi kích thích, có nhiều tác dụng, trong đó có thể điều trị các chứng liên quan đến nghẹt mũi như:Trừ ngoại phong, trừ phong hàn hoặc phong nhiệt; Làm khoẻ mạnh vệ khí toàn thân, tăng cường hoạt động chức năng của hệ thống miễn dịch; Điều hoà các tuyến mồ hôi trên da.

bam-huyet-hay-massage-o-cho-nao-de-tranh-nghet-mui-4

Bên cạnh đó, huyệt Hợp cốc còn có tác dụng trị liệu tất cả các chứng bệnh vùng đầu mặt, có thể dùng 1 huyệt này hoặc kết hợp với các huyệt đặc hiệu khác. Trị liệu đau đầu, đặc biệt là đau đầu vùng trước trán hoặc đau đầu do viêm xoang.

Vị trí: Huyệt nằm tại mu cơ nổi lên giữa ngón cái và ngón tay trỏ.

Thực hiện: Dùng đầu ngón tay cái ấn day huyệt đến khi tê nhức thì dừng lại. Bên cạnh đó có thể xông ngải cứu hoặc dán miếng salonpas cũng có hiệu quả.

bam-huyet-hay-massage-o-cho-nao-de-tranh-nghet-mui-5

Tóm lại, thay vì sử dụng thuốc tây y, các bạn có thể massage bấm huyệt nhằm khai thông huyệt đạo, đả thông đường kinh mạch bị tắc nghẽn, từ đó sẽ giảm thiểu triệu chứng nghẹt mũi hiệu quả, an toàn. Việc sử dụng ghế massage toàn thân với chế độ nhiệt hồng ngoại cũng đem lại nhiều hiệu quả trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh mùa đông.

 

Tags : ghế massage tốt nhất năm 2020, ghế massage có chế độ sưởi ấm.