Cách bấm huyệt trị suy giãn tĩnh mạch

Ngày đăng 24/12/2019 10:26

Suy giãn tĩnh mạch được coi là một trong những căn bệnh mãn tính với nhiều triệu chứng thường gặp và có khả năng mang đến những hậu quả khó lường cho bệnh nhân.

Cách bấm huyệt trị suy giãn tĩnh mạch

cach-bam-huyet-tri-suy-gian-tinh-mach

Hệ tĩnh mạch ngoại biên của chúng ta bao gồm các tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên. Thông thường, máu sẽ chảy từ các tĩnh mạch nông, qua tĩnh mạch xuyên, đi vào các tĩnh mạch sâu rồi về tim nhờ sự co bóp cảu tim và các van tĩnh mạch. Các van này như một cánh cửa giúp máu lưu thông không bị chảy ngược lại. 

Tuy nhiên do một vài nguyên nhân, các van tĩnh mạch bị hở và tĩnh mạch bị giãn (thường là ở các tĩnh mạch nông) khiến máu bị trào ngược lại, ứ đọng ở ngoại vi. Việc này gây ứ trệ hệ tuần hoàn máu tĩnh mạch và tăng áp lực tĩnh mạch. 

cach-bam-huyet-tri-suy-gian-tinh-mach-1

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể, tuy nhiên, thường gặp nhất ở tĩnh mạch chân do hệ thống tĩnh mạch chân dài, có cấu tạo phức tạp và thường xuyên phải chịu áp lực lớn. 

Ở giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân sẽ gặp phải một số triệu chứng như: Có cảm giác khó chịu ở chân, cảm thấy chân nặng nề, đôi khi cảm giác như kiến bò; Chuột rút bắp chân; Đau nhức, tê mỏi chân; Phần xung quanh mắt cá chân sưng lên (thường thấy rõ vào buổi tối).

cach-bam-huyet-tri-suy-gian-tinh-mach-2

Các biểu hiện này thường rõ rệt hơn vào buổi tối, đêm, sau khi đứng trong thời gian dài và giảm đi khi chườm lạnh hoặc kê cao chân, và sau khi ngủ dậy.

Ở giai đoạn sau, các triệu chứng nặng hơn do đã hình thành huyết khối tĩnh mạch:

- Huyết khối tĩnh mạch nông khiến cho tĩnh mạch nổi lên, có thể quan sát bằng mắt thường; sờ lên sẽ đau, có cảm giác cứng và ấm nóng, có thể gây đỏ da. Tuy nhiên, Huyết khối tĩnh mạch nông thường ít gây biến chứng và không gây hậu quả ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

cach-bam-huyet-tri-suy-gian-tinh-mach-3

- Huyết khối tĩnh mạch sâu khiến chân sưng đỏ, gây đau, ngứa, có thể xuất hiện tình trạng chảy máu, nhiễm trùng. Trường hợp này huyết khối có thể di chuyển lên gây hiện tượng tắc nghẽn mạch phổi, gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

- Chứng loạn dưỡng da chân khiến da phù nề, có thể bong tróc vảy và chảy nước, thậm chí thay đổi màu sắc.

- Ngoài ra rất có thể người bệnh sẽ phải chịu đựng những vết loét ngày càng sâu và lan rộng hơn, rất đâu đớn và dễ nhiễm khuẩn khiến bệnh thêm nặng.

cach-bam-huyet-tri-suy-gian-tinh-mach-4

Hiện nay, y học rất phát triển, nhiều phương pháp chữa trị suy giãn tĩnh mạch được áp dụng và mang lại hiệu quả cao như: phẫu thuật laser, đốt tĩnh mạch giãn bằng nhiệt, rút bỏ tĩnh mạch giãn tại chỗ. Tuy nhiên, có một phương pháp vô cùng an toàn, hữu hiệu mà bệnh nhân không cần tốn quá nhiều chi phí hay phụ thuộc vào các loại thuốc chính là massage xoa bóp bấm huyệt.

Hãy sử dụng thêm dầu olive để hỗ trợ quá trình massage, mang lại hiệu quả tốt hơn. Các thao tác rất đơn giản:

cach-bam-huyet-tri-suy-gian-tinh-mach-5

- Làm ấm dầu olive.

- Lấy dầu vào lòng bàn tay, xoa đều 2 tay sau đó nhẹ nhàng massage xoa bóp lên chân.

Thực hiện massage xoa bóp hàng ngày, kéo dài ít nhất 3 tuần. Quá trình này giúp kích thích lưu thông máu, trong thời gian ngứn, bạn sẽ thấy các mạc máu nổi lên cũng biến mất.

 

 

Tags : giải đáp nghi vấn khi mua ghế massage cũ, dùng ghế massage sai cách nguy hiểm thế nào.