Máy chạy bộ hiện nay đã và đang trở thành thiết bị tập thể dục rất phổ biến. Khi mua một chiếc máy chạy bộ, người tiêu dùng thường tìm hiểu về các tính năng, giá cả… để chọn ra chiếc máy phù hợp nhất cho mình, tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cấu tạo của 1 chiếc máy chạy bộ.
Những điều cần biết về băng tải máy chạy bộ
Mỗi máy bao gồm những bộ phận cơ bản như đầu máy tập, khung sườn máy, hệ thống chân máy, động cơ và băng tải. Trong đó, băng tải là bộ phận rất quan trọng, do đó là nơi người sử dụng trực tiếp dẫm lên để luyện tập.
Dù là máy chạy bộ cơ hay máy chạy bộ điện cũng không thể thiếu đi bộ phận này. Vùng chạy máy tập bao gồm ván chạy và thảm chạy, được bọc ngoài với một hệ thống khung sườn chắc chắn. Băng tải luôn được gia cố tính năng chống trơn truợt, tang ma sát, giúp người tập có thể chạy bộ trên đó một cách thoải mái và dễ dàng.
Kích thước thảm chạy của băng tải càng lớn sẽ càng tạo ra không gian luyện tập thoải mái và an toàn hơn cho người người sử dụng, đặc biệt khi bạn thực hiện bài tập có cường độ cao. Thông thường, kích thước băng tải máy chạy bộ tại nhà rơi vào khoảng hơn 400x1200cm trở lên, băng tải máy chạy bộ phòng gym lớn hơn, thường khoảng 600x1600cm trở lên.
Khi máy chạy bộ của bạn hoạt động được một thời gian dài, băng tải của máy có thể bị lệch. Đó là dấu hiệu của hiện tượng co giãn, trùng băng tải do sử dụng nhiều. Không khó để khắc phục hiện tượng này, dù là máy chạy bộ điện hay cơ, máy dùng cho gia đình hay máy chuyên dụng trong phòng tập đều có cấu tạo băng tải giống nhau, nên cách căng chỉnh băng tải cũng tương tự nhau.
Dụng cụ bao gồm: một lục 6 hoặc 8 cho máy gia đình, lục 10-12 cho máy phòng tập. Chỉ cần cắm đầu lục vào ốc dưới đuôi máy rồi vặn theo chiều kim đồng hồ 2-3 vòng. Băng tải lệch về bên nào, hãy vặn bên đó lên cho thăng bằng với bên không lệch. Để quan sát được sự chuyển động khi cân lại băng tải, bạn có thể cho máy chạy với tốc độ nhỏ. Nếu băng tải quá trùng, bạn phải tăng cả 2 đầu băng tải để thảm chạy có độ căng nhất định khi sử dụng.
Tuy nhiên, 1 thiết bị điện tử sử dụng trong thời gian dài sẽ không tránh khỏi hỏng hóc. Đặc biệt là bộ phận chịu nhiều tác động cũng như áp lực, dễ bị mài mòn dẫn đến hỏng hóc nhất. Khi thảm chạy bị hỏng bạn cần thay mới để bảo đảm an toàn trong việc luyện tập.
Thảm chạy liên tục phải chịu nhiều áp lực nên dễ bị hư hại nhất. Chất liệu của thảm chạy cũng ảnh hưởng rất lớn đến độ bền của nó. Khi bộ phận này bị rách và mài mòn quá nhiều, bạn sẽ phải thay mới.
Ngoài thảm chạy thì bộ phận quan trọng khác, cùng với thảm chạy cấu thành vùng chạy chính là ván chạy. Ván chạy thường được làm từ gỗ MDF; Đây là bộ phận phải chịu áp lực lớn nhất. Nó dễ bị cong vênh khi phải chịu trọng tải quá lớn, vị trí đặt không bằng phẳng và tiếp xúc lâu với hơi ẩm trong không khí.
Ngoài ra, vị trí bạn đứng khi luyện tập không đúng trung tâm, lực bạn tác động xuống ván chạy tập trung tại 1 điểm cũng khiến ván chạy nhanh hỏng. Khi đó, hãy thay mới ván chạy để bảo đảm cho việc luyện tập của mình. Bởi ván chạy cong vênh cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thảm chạy, khiến cho nó bị căng, sờn, rách.
Trên đây là một số chia sẻ liên quan đến những điều cần biết về băng tải của máy chạy bộ từ Daiviet Sport. Hãy sử dụng và bảo quản thiết bị của mình thật tốt để có những giây phút tập luyện thoải mái, hiệu quả và an toàn nhất.
Sản phẩm khác : ghế massage nhật bản, máy tập gym gia đình.