Căng thẳng cơ lưng là nguyên nhân phổ biến gây đau cổ. Các khớp bị mòn và sụn bị phá vỡ cũng có thể là một yếu tố. Đau cổ thường tập trung vào một vị trí nhất định ở cổ, nhưng nó cũng có thể lan ra các vùng khác. Loại đau này có thể cho cảm giác nhói hoặc co thắt.
Cách xoa bóp bấm huyệt trị đau vai gáy
Trong nhiều thế kỷ, mọi người đã áp dụng bấm huyệt để giảm đau cổ . Bấm huyệt xác định các điểm phản xạ trên cơ thể bạn cần được xoa bóp và kích thích để giảm bớt tình trạng sức khỏe.
Điều trị đau cổ bằng cách bấm huyệt đã được đánh giá cao về hiệu quả lâm sàng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu thêm về các điểm huyệt có thể làm giảm chứng đau vai gáy của bạn.
Trong khi có nhiều bằng chứng chứng minh rằng châm cứu có tác dụng chữa đau cổ, bấm huyệt lại là phương pháp ít phổ biến hơn khi điều trị đau cổ. Mặc dù bấm huyệt không thể cho thấy hiệu quả trị đau ngay tức khắc, nhưng điều đó không có nghĩa là nên loại trừ bấm huyệt ra khỏi liệu pháp điều trị đau cổ toàn diện. Kích thích các điểm huyệt có thể làm giảm đau vai gáy và làm dịu các cơ bị đau từ từ.
Để thử bấm huyệt giảm đau vai gáy, bạn hãy làm theo các bước sau:
- Thư giãn và hít thở sâu. Lưu ý chọn một không gian thoải mái và yên tĩnh để thực hành điều trị bấm huyệt.
- Dùng một lực ấn mạnh vừa đủ để xoa bóp các điểm huyệt điều trị chứng đau cổ. Tốt nhất bạn nên xoay các ngón tay của mình theo chuyển động tròn hoặc lên xuống trong ba đến bốn phút tại mỗi điểm, tập trung vào từng điểm một. Nếu bạn cảm thấy đau tăng mạnh ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể trong quá trình điều trị, hãy dừng lại ngay.
- Lặp lại liệu pháp massage trong suốt cả ngày nếu bạn cảm thấy chúng có hiệu quả. Không có giới hạn về số lần mỗi ngày bạn có thể thực hành bấm huyệt.
Dưới đây là danh sách các điểm áp lực đối với một số loại đau vai gáy. Bạn cần lưu ý rằng trong bấm huyệt, toàn bộ cơ thể được kết nối với nhau. Điều đó có nghĩa không có gì lạ khi việc kích thích một bộ phận của cơ thể bạn cũng có thể kích hoạt một bộ phận cơ thể khác.
- Huyệt Kiên Tỉnh (GB21)
Huyệt Kiên Tỉnh nằm trong cơ vai của bạn, ở khoảng nửa giữa cổ và nơi bắt đầu của cánh tay. Điểm này đã được sử dụng trong các nghiên cứu châm cứu thành công về chữa trị chứng đau đầu và căng cơ.
Huyệt Kiên Tỉnh cũng có thể điều trị tình trạng đau nhức hoặc cứng cổ. Lưu ý rằng việc kích thích điểm này có thể gây chuyển dạ , vì vậy không nên bấm huyệt Kiên Tỉnhđể giảm đau cổ khi mang thai.
- Huyệt Hợp Cốc (L14)
Huyệt Hợp Cốc nằm trên nếp gấp của da giữa ngón cái và ngón trỏ của bạn. Các chuyên gia bấm huyệt khẳng định rằng việc kích thích điểm này có thể giảm đau ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, bao gồm cả cổ của bạn. Lưu ý: Nếu bạn đang mang thai, tránh kích thích điểm này.
- Huyệt Phong Trì (GB20)
Huyệt Phong Trìnằm sau dái tai của bạn, về phía đỉnh cổ và đáy hộp sọ. Các chuyên gia bấm huyệt sử dụng điểm này để điều trị nhiều bệnh từ mệt mỏi đến đau đầu. Kích thích điểm áp lực này có thể cải thiện tình trạng cứng cổ do ngủ sai tư thế.