Những cơn đau nhức trên cơ thể xuất hiện chính là những điểm báo cho sự yếu dần của cơ thể, trong đó bao gồm tình trạng đau nhức ở bên hông trái. Cơn đau thường xuyên xuất hiện vào buổi tối hay sau khi thức dậy. Đặc biệt, khi người bệnh thực hiện những hoạt động ảnh hưởng đến vùng thắt lưng bên trái cũng có thể gây đau đớn, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Đau nhói bên hông trái, nguyên nhân và cách xử trí
Theo những nghiên cứu y học chứng minh, khi bệnh nhân có hiện tượng bị đau nhói phần hông trái thì khả năng cao là cơ thể người bệnh có những chấn thương cột sống hay mắc các bệnh liên quan đến lão hóa cột sống.
Nguyên nhân đầu tiên gây ra hiện tượng đau nhói bên hông trái là do ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa. Khi ta mắc các bệnh như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống, các đĩa đệm và cột sống sẽ thường bị lồi ra ngoài và chèn ép lên các dây thần kinh tọa bên cạnh. Do đó, ta có thể cảm thấy được những cơn đau ở bên hông trái đằng sau lưng. Khi cơ thể xuất hiện những cơn đau này, thông thường người bệnh có thể cảm nhận đươc cơn đau lan xuống tận chân.
Khi người bệnh bị trượt cột sống, tình trạng đau nhức cũng sẽ tương đương như khi bị thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên căn bệnh này có mức độ nghiêm trọng cao hơn. Người mắc bệnh này đốt sống lưng thường bị trượt ra khỏi cấu trúc xương ban đầu, gây nên những cơn đau nhói khó chịu phần lưng trái.
Những người bị các bệnh về thận như sỏi thận trái, hư thận trái, sỏi niệu quản,… cũng có thể gặp những cơn đau tương tự. Những căn bềnh này thường rất khó phát hiện nếu chỉ quan sát bằng mắt thường, vì vậy nếu có triệu chứng đau thì cần phải đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân bệnh và tìm cách chữa trị chính xác.
Bên cạnh một số bệnh phổ biến kể trên có thể dẫn tới những cơn đau sườn trái, người bị bệnh về phổi, tim mạch, dây thần kinh liên sườn cũng có khả năng bị đau nhức khu vực hông trái.
Nếu người bệnh mới chỉ bị đau nhức ở giai đoạn đầu hoặc cơn đau nhức không nghiêm trọng, ta có thể tự điều trị tại nhà bằng các phương pháp massage đơn giản hoặc thay đổi những thói quen xấu trong sinh hoạt. Nếu thực hiện massage một thời gian mà cơn đau không giảm thì ta cần đi đến bệnh viện để xác định chính xác nguyên nhân cơn đau.
Nếu người bệnh bị đau nhẹ, hoặc đau kèm với sưng, viêm thì ta có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh, phương pháp này có tác dụng giảm viêm và giảm sưng rất tốt.
Việc ngồi hoặc nằm sai tư thế, ít vận động cũng là một lí do dẫn đến những căn bệnh về xương cột sống, là tiền để của những căn bệnh đau nhức sau này, vì vậy ta cần phải ngồi đúng tư thế, thực hiện các hoạt động đi lại nhẹ nhàng sau mỗi tiếng ngồi làm việc. Bên cạnh đó, việc tập thể dục đều đặn cũng có thể đem lại hiệu quả tốt cho xương khớp.
Cần tìm cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp với tình trạng cơ thể. Nên ăn các thực phẩm có nhiều canxi, vitamin để làm xương thêm chắc khỏe, bên cạnh đó còn có thể giúp hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh như đau đầu, chóng mặt,….