Tập đứng, đi cho bệnh nhân tai biến

Ngày đăng 05/01/2024 10:03

Tai biến mạch máu não là tình trạng máu lên não bị gián đoạn hoặc xuất huyết não, khiến cho một phần của não bộ bị tê liệt, đồng thời chức năng mà vùng não đó đảm nhiệm bị ảnh hưởng, khiến cho cơ thể không còn khả năng hoạt động bình thường. Tai biến có thể khiến cho bệnh nhân mất đi một phần hoặc toàn bộ khả năng đi – đứng, do đó, cần được tập luyện phục hồi chức năng để có thể trở lại với cuộc sống và sinh hoạt đời thường.

Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu về cách tập đứng, đi cho bệnh nhân tai biến nhé.

Các giai đoạn của tai biến mạch máu não

cac-giai-doan-tai-bien-mach-mau

Tai biến mạch máu não thường tiến triển qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn khởi đầu: Đây chính là giai đoạn đầu tiên của bệnh, chưa xảy ra các biểu hiện nghiêm trọng, cũng không quá đặc trưng, khiến cho chúng ta thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác và bỏ qua dấu hiệu.

- Giai đoạn quyết định: Sau giai đoạn dầu, tai biến mạch máu não chuyển qua giai đoạn nặng. Nếu được can thiệp kịp thời thì bệnh nhân vẫn có khả năng sống sót, nhưng khả năng cao là sẽ xuất hiện các di chứng nghiêm trọng như: Rối loạn thực vật, hôn mê, bán thân bất toại(liệt nửa người).

- Giai đoạn tiến triển: Đây chính là giai đoạn chính yếu và nguy hiểm nhất của tai biến mạch máu não. Bỏ qua giai đoạn này thì người bệnh đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao. Sự cấp cứu và can thiệp ở trong giai đoạn này cũng khó khăn và có tỷ lệ thành công thấp.

Tập đi đứng cho bệnh nhân tai biến

tap-dung-va-di-benh-nhann-tai-bien

- Sử dụng khung tập đi: Sau khi đứng dựa vào khung tập, người bệnh sử dụng tay để nhấc hoặc là đẩy khung ra phía đằng trước rồi bước 1 chân lên trước, bước tiếp chân kia theo, tiếp tục như vậy để đi tới.

- Sử dụng thanh song song: Bệnh nhân di chuyển 1 tay lên trước trên thanh cùng bên với tay, đưa tay còn lại lên thanh kia. Tiếp đó, bước 1 chân lên rồi tiếp chân còn lại, cứ vậy bước tới.

- Tập đi với 1 thanh: Dùng tay lành để nắm trên thanh rồi di chuyển tay lên trước, tiếp đó bước 1 chân lên rồi bước tiếp chân kia.

- Tập đi với 2 nạng: Người bệnh di chuyển 1 nạng lên phía trước rồi nâng nạng còn lại lên ngang mức nạng trước. Tiếp đó bước 1 chân lên rồi tới chân còn lại.

- Dùng 2 gậy chống: Đưa 1 gậy lên trước rồi đưa tiếp cây còn lại lên ngang mức, bước 1 chân lên trước, sau đó là chân kia lên theo.

- Sử dụng 1 gậy chống: Người bệnh đứng với tay ấn lên gậy để giữ thăng bằng, đưa gậy chống ra đằng trước, sau đó đưa chân bị yếu lên trước, tiếp theo là chân khỏe lên cùng.

- Tập đi lên xuống cầu thang với 1 tay vịn vào bờ tường: Tay lành của người bệnh vịn vào tay vịn hoặc là chống vào bờ tường. Người bệnh bước chân lành lên trước sau mới đẩy chân bị liệt lên. Lưu ý phải có người hỗ trợ bệnh nhân, khi đi lên thì người nhà đừng sau ở bên liệt, còn khi đi xuống thì hỗ trợ đứng ở phía trước nhìn lên để có thể kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.

Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về Tập đứng, đi cho bệnh nhân tai biến. Việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân tai biến phụ thuộc vào mức độ tổn thương của mô não cũng như chế độ ăn uống, tập luyện. Do đó, người bệnh cần tuân thủ chế độ tập luyện tại các trung tâm phục hồi chức năng trong khoảng thời gian nhất định để tình trạng tiến triển tốt và nhanh hơn. Nếu còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu mua thiết bị phục hồi chức năng, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp dụng cụ chính hãng, đáng ứng tối đa nhu cầu tập luyện nhé !

Nguồn: https://www.thethaodaiviet.vn/thiet-bi-hoi-phuc-chuc-nang.html